Liên hệ
Mịn Decor - Hệ thống chăn ga gối đệm dành cho giới trẻ

Giỏ hàng của bạn

0
Close
Giỏ hàng đang trống
Mua sắm ngay bây giờ

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?

  • 22-08-2022
Nội dung [ Ẩn ]

Giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học và định hình cả tương lại của chúng ta. Cơ chế hoạt động của cơ thể chúng ta không thể vừa ngủ vừa tiêu hóa thức ăn cùng một lúc và cần thời gian để có thể nghỉ ngơi và phục hồi. Vì vậy, cơ thể phải hoạt động trên một lịch trình được đặt tên là nhịp sinh học.

Hiện nay, nhịp sinh học đã được nhiều người quan tâm hơn, giả Nobel y học đã được trao cho 3 nhà khoa học phát hiện ra chu kì ngày và đem của cơ thể. Tuy nhiên, những kiến thức phổ thông chỉ tập trung vào sự ảnh hưởng của nhịp sinh học đến giấc ngủ, những yếu tố khác chịu tác động của chu kỳ hoạt động này thường bị bỏ qua.

Trong cuộc phỏng vấn với giáo sư Panda tác giả cuốn sách “Mật mã đồng hồ sinh học” của trang The Verge, về cách thức và lý do hình thành nhịp sinh học. Đồng thời về vấn đề tại sao ăn đêm lại gây hại và nghiên cứu về nhịp sinh học có ý nghĩa gì đối với những ngôi nhà thông minh trong tương lai. 

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?

Giáo sư Satchin Panda cho rằng, nhịp sinh học là một nhịp điệu diễn ra trong vòng chu kỳ 24 giờ. Điểm chủ yếu của vấn đề này là hầu hết các hormone và mọi hóa chất trong não, mọi enzym tiêu hóa đều được lập trình để đạt đỉnh vào một thời điểm nhất định trong ngày và được khóa lại tại một thời điểm khác.

Đồng hồ sinh học kiểm soát nhịp sinh học của bạn, nó có mặt trong mọi cơ quan và tế bào. Những đồng hồ này điều khiển não của chúng ta khi nào nên đi ngủ, nói với ruột khi nào nên tiêu hóa thức ăn để đạt được hiệu quả tốt,...

Đồng hồ sinh học quan trọng với cơ thể như thế nào?

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?

Cơ thể chúng ta cần nhịp sinh học bởi mọi thức không thể xảy ra cùng một lúc. Chúng ta không thể vừa tiêu hóa thức ăn và ngủ cùng lúc hoặc tập trung làm gì đó khi đang chìm vào giấc ngủ. Chúng ta có thể nghỉ ngơi và phục hồi để các cơ quan có thể hoạt động và phục hồi, đó chính là lý do khiến chúng ta phải chuyển qua các trạng thái khác nhau.

Đồng hồ sinh học của mỗi người có giống nhau hay không?

Có những người có thể “cú đêm” nhưng có người có thể dậy thật sớm, hầu hết chúng ta đều được lập trình để đi ngủ từ 9 giờ tối đến 11 giờ đêm để có thể thức dậy vào khoảng thời gian mặt trời mọc. Khá hiếm người có thể đi chệch khỏi quỹ đạo này, ví dụ như đi ngủ vào lúc 7 - 9 giờ tối và thức dậy vào lúc 2 - 3 giờ sáng. 

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?

Điều này có thể là kết quả của đột biến di truyền, bên cạnh đó cũng có 1 số người trở thành cú đêm. Những người cú đêm thường nhạy cảm với ánh sáng chói xuất phát từ thói quen hoặc uống cà phê và tiếp xúc với nhiều ánh sáng vào buổi tối, dẫn đến việc ngủ muộn.

Đối với những người tiếp xúc với ánh sáng chói, họ thường có thói quen đi ngủ sớm và thức dậy vào buổi sáng sớm khi đã tỉnh táo. Vì vậy, những sự sai lệch của nhịp sinh học bị ảnh hưởng chủ yếu từ thói quen bên ngoài chứ không phải do bản chất của từng người.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?

Hệ thống khác trong cơ thể bị ảnh hưởng thế nào bởi đồng hồ sinh học?

Nhịp sinh học cũng ảnh hưởng đến hệ thống của chúng ta như dạ dày và ruột. Khi bộ não đi vào giấc ngủ vào buổi tối, dạ dày cũng bắt đầu ngừng hoạt động, ruột của chúng ta cũng không đẩy thực phẩm xuống đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn có thói quen ăn khuya, thức ăn sẽ không được tiêu hóa.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?

Trong cùng thời điểm đó, dạ dày sẽ tích tụ thức ăn và sản xuất axit. Ban ngày, nhịp sinh học trong khoang miệng của chúng ta sẽ sản xuất ra nước bọt để trung hòa lượng axit đó và ngừng hoạt động vào ban đêm.

Vì vậy, khi bạn có nhiều axit trong dạ dày, thức ăn sẽ không được tiêu hóa gây ra trào ngược axit lên miệng. Khi đó, bạn cần ăn sớm để có thể khớp hơn với nhịp sinh học của ruột để hiện tượng trào ngược axit dạ dày biến mất.

Tập thể dục nhiều cũng có ích cho đồng hồ sinh học của bạn, chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn vào buổi sáng cũng có tác động rất lớn đến việc đồng bộ hóa nhịp sinh học trong não, giúp bạn cải thiện và kích thích sự tỉnh táo. 

Kết luận

Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc “Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ sinh học như thế nào?”, hi vọng rằng bài viết của Mịn Decor sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay tới tổng đài chăm sóc khách hàng của Mịn Decor để được tư vấn một cách tận tình nhất nhé!