Liên hệ
Mịn Decor - Hệ thống chăn ga gối đệm dành cho giới trẻ

Giỏ hàng của bạn

0
Close
Giỏ hàng đang trống
Mua sắm ngay bây giờ

Ngủ trưa dậy mệt mỏi. Nguyên Nhân và cách Phòng tránh

  • 22-08-2022
Nội dung [ Ẩn ]

Ngủ trưa là giấc ngủ ngắn giữa ngày giúp cơ thể tăng cường sự tỉnh táo và phục hồi năng lượng để có thể tiếp tục làm việc và buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy đau đầu, mệt mỏi không rõ nguyên nhân sau khi ngủ trưa khiến cho hiệu suất công việc cả buổi chiều bị ảnh hưởng. Vậy hãy cùng Mịn Decor tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng mệt mỏi sau khi ngủ trưa dậy trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến cho ngủ trưa dậy mệt mỏi, chóng mặt 

Để có thể hiểu rõ được nguyên nhân taji sao ngủ trưa quá lâu lại có thể gây mệt mỏi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút kiến thức về chu kỳ giấc ngủ. Cách nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trung bình 1 đêm mỗi người trải qua khaorng 5 chu kì giấc ngủ, mỗi chu kì kéo dài khoảng 90 phút. Trong khoảng thời gian đó, con người trải qua nhiều pha chu kì giấc ngủ khác nhau từ ngủ nông cho đến ngủ sâu, chúng ta chỉ hoàn toàn tỉnh táo khi đã vào chu kì giấc ngủ cuối cùng.

Ngủ trưa dậy mệt mỏi. Nguyên Nhân và cách Phòng tránh

Trước đây, các chuyên gia cho rằng mỗi chu kì giấc ngủ được chia làm 5 pha nhưng sau năm 2007, hầu hết đã thống nhất chỉ có 4 phatrong 1 chu kì. Theo 1 số tài liệu, chu kì giấc ngủ được tóm gọn lại thành 2 giai đoạn chính gồm giai đoạn giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM) và giai đoạn giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (REM).

Tùy thuộc vào giai đoạn chu kỳ giấc ngủ mà cơ thể của chúng ta có sự thay đổi về nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể và sóng não. Vì vậy, việc bạn ngủ trưa dậy thấy mệt mỏi phụ thuộc vào việc bạn tỉnh giấc ở pha nào trong chu kì giấc ngủ. 

Ngủ trưa dậy mệt mỏi. Nguyên Nhân và cách Phòng tránh

  • Pha 1: Mơ màng, liu thiu

Lúc này sóng não của bạn là sóng theta với đặc điểm là dao động nhanh, liên tục gần giống với lúc cơ thể tỉnh táo. Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu đi vào giấc ngủ, thời gian này kéo dài khoảng 10 - 15 phút. Đặc trưng thay đổi hoạt động sinh lý của pha 1 là nhịp tim và nhịp thở chậm. 

  • Pha 2: Ngủ nông

Vào giai đoạn này, người ngủ rơi vào trạng thái ngủ sâu hơn, cơ thể khó bị đánh thức hơn ở pha 1, những suy nghĩ rời rạc bắt đầu xuất hiện. Sóng não lúc này rơi vào trạng thái hỗn hợp, có biên độ cao bất ngờ hoặc khi nhanh, khi chậm. Đặc trưng thay đổi hoạt động sinh lý ở pha này là thân nhiệt giảm, nhịp tim và nhịp thở chậm, tốc độ tiêu hóa giảm. Pha 2 có thời gian kéo dài khoảng 20 phút.

  • Pha 3: Ngủ sâu

Sau khi kết thúc pha 2, nếu bạn không bị đánh thức bởi bất kì tác động nào thì chúng ta sẽ bước vào giai đoạn ngủ sâu. Trong pha 3, thân nhiệt giảm, nhịp tim và nhịp thở, song não đạt tới ngưỡng yếu nhất. Cơ thể rơi vào trạng thái thư giãn, lúc này người ngủ rất khó bị đánh thức, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 40 phút. 

Ngủ trưa dậy mệt mỏi. Nguyên Nhân và cách Phòng tránh

  • Pha 4: Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh

Pha 4 là giai đoạn cuối cùng của 1 chu kì giấc ngủ, hầu hết các giấc mơ đều xuất hiện tại giai đoạn này. Để có thể ngăn người ngủ phản ứng lại với các giấc mơ, bộ não sẽ tiết ra 1 chất cho phép cơ bắp thư giãn và làm tê liệt các hoạt động của cơ thể.

=> Khi người ngủ bị đánh thức hoặc tỉnh giấc ở pha 1 - 2, cơ thể sẽ tỉnh ngay lập tức mà không hề gặp phải cơn đau đầu hay mệt mỏi nào.

=> Khi cơ thể bị đánh thức hoặc tỉnh giấc ở pha 3 - 4, sau khi cơ thể đã ngủ từ 40 - 90 phút cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi và nhức đầu liên tục, thậm chí không thể giữ được thăng bằng khi ngồi dậy.

Ngủ trưa dậy mệt mỏi. Nguyên Nhân và cách Phòng tránh

Những cách phòng tránh tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi ngủ trưa

Sau đây, Mịn Decor xin gửi đến bạn những bí quyết để tránh mệt mỏi và đau đầu ssau khi ngủ trưa dậy.

1. Tránh ngủ trưa quá 30 phút

Khi ngủ trưa, bạn không nên ngủ quá 30 phút để có thể đảm bảo cơ thể chỉ đi đến pha thứ 2 của chu kì giấc ngủ. Khi bị đánh thức, cơ thể vẫn có thể làm việc mà không hề bị nhức đầu hay chóng mặt. Bạn nên đặt báo thức và thức dậy ngay khi chuông reo để cơ thể không rơi vào giai đoạn ngủ sâu. Bên cạnh đó, bạn nên tránh việc nằm lại sau khi thức giấc vì thói quen này có thể khiến bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Ngủ trưa dậy mệt mỏi. Nguyên Nhân và cách Phòng tránh

2. Vận động nhẹ sau khi thức dậy

Sau khi ngủ trưa, bạn không nên lao vào làm việc ngay mà nên hoạt động nhẹ như xoay bả vai, hông, eo,... để có bắp có thể được thư giãn hơn. Bạn có thể uống một cốc nước hoặc đứng dậy đi vài vòng, hít thở một vào phút để có thể bắt đầu công việc buổi chiều.

3. Đi ngủ đúng giờ

Không chỉ đi ngủ ban đêm mới cần ngủ đúng giấc mà bạn cũng cần tạo thói quen ngủ trưa đúng giờ để có thể tạo tín hiệu cho não. Khi lặp đi lặp lại hành động này, não bộ sẽ dần học được thói quen giúp bạn ngủ trưa đúng lịch trình và nhanh chóng đi vào giấc ngủ cũng như thức dậy đúng giờ.

Kết luận

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng mệt mỏi sau khi ngủ trưa dậy mà Mịn Decor gửi đến bạn. Hãy liên hệ ngay tới tổng đài chăm sóc khách hàng của Mịn Decor để được tư vấn một cách tận tình nhất nhé!