Khi chăm sóc các bé sơ sinh, bạn luôn mong muốn đảm bảo được tất cả các nhu cầu của con mình từ việc ăn uống, giấc ngủ hay việc thay tã cho bé. Tuy nhiên, bên ngoài có vẻ ổn nhưng bên trong não bộ của bé, có thể chứng hồi quy giấc ngủ xuất hiện.
Bạn có thể tìm thấy hàng triệu kết quả về khái niệm “Hồi Quy Giấc Ngủ” ở bất kỳ công cụ tìm kiếm nào. thuật ngữ này được sử dụng giữa các bác sĩ, nhà khoa học và các bậc cha mẹ nhưng lại tạo ra những quan niệm sai lầm về những gì đang thực sự xảy ra với em bé nhà bạn.
Khái niệm hồi quy là trở lại trạng thái cũ hoặc kém phát triển hơn. Tuy nhiên, em bé của bạn không hề quên những gì chúng đã được tập vào những ngày đầu. Đồng thời, cũng không hề có sự thụt lùi nào ở đây. Đối với trẻ sơ sinh, sự hồi quy giấc ngủ có nghĩa là điều hoàn toàn ngược lại đang diễn ra trong não của bé. Các em bé đang “học” và phát triển thông qua quá trình này.
Hai năm đầu đời của trẻ sơ sinh xảy ra rất nhiều sự thay đổi như: Cười mỉm, cười thành tiếng, lăn qua lăn lại, phát triển chu kỳ ngủ vững chắc, tự ngồi, bò và đi,...
Trẻ sơ sinh không ngừng luyện tập những kĩ năng trên trong cột mốc phát triển trên dây, đồng thời cố gắng tạo thành chúng, những nghiên cứu đã cho thấy rằng điều này sẽ xảy ra cho đến khi chúng tự làm được. Khi đó, vai trò của giấc ngủ không còn đóng vai trò thiết yếu nữa.
Chuyên gia Rachel Gorton đã có chuyên môn về giấc ngủ trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đã giải thích rằng: “Mặc dù những giai đoạn này đôi khi đi kèm với giấc ngủ ít hơn, nhưng chúng rất quan trọng đối với sự phát triển cảm xúc và thể chất của bé. Vì vậy, chúng cần phải xảy ra ”.
Vì vậy, bạn không cần phải lo ngại về giấc ngủ hồi quy của trẻ sơ sinh bởi chúng giúp cho con bạn lớn hơn và thông minh hơn từng ngày. Sau đó, những giấc ngủ hồi quy sẽ trở thành ký ức sẽ bị lãng quên.
Bố mẹ có thể ước tính được khoảng thời gian mà trẻ sơ sinh gặp phải chứng Hồi Quy Giấc Ngủ, giai đoạn này thường xảy ra khi bé học một kỹ năng mới. Tùy thuộc và cơ địa mà mỗi bé sẽ trải qua quá trình phát triển vào những thời điểm khác nhau.
Khoảng thời gian này, trẻ em bắt đầu hình thành chu kỳ ngủ của riêng mình và gần như giống người lớn nhưng ngắn hơn. Sau giai đoạn sơ sinh, thời gian nghỉ ngơi của trẻ em trở nên dễ đoán hơn và diễn ra theo chu kì từ khoảng 50 - 60 phút. Ở giai đoạn này, có rất nhiều sự phát triển của não diễn ra, bé sẽ cảm thấy đói nhiều hơn và cần bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này bé cũng phát triển nhận thức về thế giới xung quanh dẫn đến việc bú vào ban ngày bị phân tâm khiến cho bé bú nhiều hơn vào ban đêm.
Tại thời điểm này, trẻ sơ sinh đã ổn định thói quen cùng với thời gian thức và những giấc ngủ ngắn bình thường. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như không muốn ngủ trưa hay thường thức dậy vào buổi sáng sớm,...
Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu đứng bằng hai chân và hai tay và cảm thấy lo lắng khi phải chia tay bố mẹ khi đi ngủ.
Đây là khoảng thời gian tuyệt vời đối với các bậc phụ huynh bởi trẻ sơ sinh bắt đầu biết bò, nhào lộn, biết đi, thậm chí là tự đứng dậy,... Trong khoảng thời gian này, các bé sẽ bắt đầu chơi đồ chơi và điều chỉnh kỹ năng vận động của chúng.
Đến khi bé được 1 tuổi, bé đã phát triển từ một đứa trẻ sơ sinh thành đứa trẻ biết đi. Tuy vào cơ địa của trẻ mà việc biết đi cũng như bập bẹ tập nói sẽ sớm hoặc muộn hơn. Các bé đã bắt đầu hứng thú với môi trường xung quanh và giảm bớt thời gian ngủ để đùa nghịch với những chiếc ô tô hoặc lắp ráp mô hình.
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu thêm về những lầm tưởng và sự thật hồi quy giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, cách ứng phó. Hãy liên hệ ngay tới tổng đài chăm sóc khách hàng của Mịn Decor để được tư vấn một cách tận tình nhất nhé!